Tư vấn khách hàng: 0945 685 622

Sàn gỗ nhựa ngoài trời đang được sử dụng phổ biến cho các công trình ngoài trời. Vì đây là vật liệu vẫn mang đến trải nghiệm như gỗ tự nhiên nhưng lại khắc phục được những hạn chế của gỗ truyền thống. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về loại vật liệu 

HobiWood chống thấm

Chịu lực tổt, chống va đập

 

HobiWood đa dạng mẫu mã

Mẫu mã đa dạng

 

Hobiwood dễ dàng thi công lắp đặt

Dễ dàng thi công lắp đặt

Sàn gỗ nhựa ngoài trời – Giải pháp cho mọi công trình ngoại thất

Sàn gỗ nhựa ngoài trời đang được sử dụng phổ biến cho các công trình ngoài trời vì tính thẩm mỹ cao, trải nghiệm chân thật mà khắc phục được những hạn chế của gỗ tự nhiên.

Sàn gỗ nhựa ngoài trời là gì?

Sàn gỗ nhựa ngoài trời (hay còn gọi là Sàn gỗ Composite, sàn gỗ WPC – Wood Plastic Composite) được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến. Đó là quá trình hợp nhất giữa vật liệu gỗ và nhựa, được đưa vào máy ép đùn, cho ra đời sản phẩm đồng nhất từ cốt gỗ cho đến bề mặt. 

Cấu tạo của ván sàn Composite

Sàn gỗ Composite có thành phần từ hỗn hợp bột gỗ, bột nhựa, cùng các chất phụ gia khác theo tỉ lệ:

  • Bột gỗ;
  • Hạt nhựa PE;
  • Chất phụ gia

Ứng dụng của sàn gỗ nhựa Composite

Sàn gỗ nhựa ngoài trời HobiWood ứng dụng lát sàn ban công 

Sàn gỗ nhựa ngoài trời hiện nay được sử dụng phổ biến cho các công trình ngoài trời: lát sàn bể bơi, sân vườn, cầu, công viên, ban công. Nhờ những đặc tính ưu việt hơn hẳn so với gỗ tự nhiên mà loại vật liệu này ngày càng được sử dụng nhiều hơn, thích hợp cho mọi loại công trình ngoài trời. 

Sàn gỗ nhựa ngoài trời lát sàn bể bơi

Vì sao sàn gỗ nhựa ngoài trời được ưa chuộng sử dụng?

Không thể phủ nhận mức độ ứng dụng rộng rãi của các vật liệu lát sàn: gạch men, đá, gỗ tự nhiên…tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ hiện nay cho ra đời các loại vật liệu khác. Và nhu cầu sử dụng ngày càng đa dạng, đòi hỏi tính thẩm mỹ cao thì sàn gỗ nhựa composite ra đời là giải pháp hữu hiệu cho các công trình ngoài trời. 

Dù ra đời sau nhưng lại khắc phục được những hạn chế của các dòng vật liệu quen thuộc, nên sàn gỗ nhựa được ngày càng được ưa chuộng:

Không bị ẩm mốc, mối mọt: Với sự kết hợp hoàn hảo giữa gỗ, nhựa, các chất phụ gia được kết dính chắc chắn, cho ra đời sản phẩm đồng nhất, bền chắc. Do vậy, đây là vật liệu lý tưởng mà mối mọt không thể tấn công, giảm thiểu thiệt hại cho sản phẩm khi vào mưa mưa, ẩm ướt (đặc biệt là phía Bắc của nước ta)

Có khả năng chống nước: Do có 30% nhựa trong thành phần cấu tạo của sàn composite giúp ván sàn này chịu nước 100%. Độ giãn nở trong tiêu chuẩn cho phép nên hạn chế tình trạng cong vênh, hay phồng rộp khi gặp nước.

Sàn gỗ Composite độ bền cao: Nhờ công nghệ đùn ép nên sản phẩm này rất chắc chắn, và chịu được áp lực nặng lên tới 3 tấn mà không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ hay kết cấu của vật liệu. Do vậy, khi sử dụng vật liệu này bạn sẽ tiết kiệm được chi phí bảo trì giống như gỗ tự nhiên.

Không phai màu: do được đùn ép đồng nhất từ lớp cốt đến bề mặt, nên loại vật liệu này không bị phai màu dưới nắng, mưa.

Dễ dàng thi công: Nhờ thiết kế hèm khóa tiện dụng 2 bên, quá trình thi công trở nên dễ dàng hơn. Sản phẩm được lắp đặt trên hệ khung xương, đảm bảo cho quá trình thoát nước dễ dàng khi trời mưa. Sự tiện lợi trong quá trình lắp đặt giúp giảm chi phí thi công cho công trình đáng kể hơn.

Hướng dẫn thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời

Thi công sàn gỗ đơn giản, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật. Tuy nhiên, muốn công trình đảm bảo đẹp, bền, cùng tham khảo qua hướng dẫn thi công cụ thể nhé

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ vật tư, dụng cụ để hỗ trợ quá trình thi công sàn ngoài trời

  • Vật tư cần thiết: sàn gỗ nhựa ngoài trời, khung xương (thanh inox, thanh đà gỗ nhựa, sắt hộp mạ kẽm…), nẹp gỗ nhựa, chốt nhựa, chốt inox
  • Dụng cụ hỗ trợ quá trình thi công: Vít inox, máy bắn vít, máy khoan, búa cao su, máy cắt, dụng cụ đo (thước dây, máy đo laser, thước góc), mày hàn khung

Bước 2: Xử lý bề mặt cần thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời

Trước khi thi công phải tiến hành khảo sát bề mặt cần thi công. Từ đó đưa ra các phương án thi công đảm bảo chất lượng của công trình tốt nhất.

Lưu ý: Sàn gỗ nhựa sau khi thi công cần có độ dốc nhất định (tầm từ 2 – 3% theo chiều khung xương để nước có thể dễ dàng thoát đi nhanh chóng, không gây ứ đọng.

Bước 3: Lắp đặt khung xương cho sàn gỗ nhựa ngoài trời

  • Có thể sử dụng thanh inox, sắt hộp mạ kẽm hay thanh đà gỗ nhựa để làm khung xương cho sàn.
  • Khoảng cách giữa các thanh xương dao động từ 40 – 50cm.
  • Trong trường hợp bề mặt sàn tương đối bằng phẳng thì có thể sử dụng thanh đà (≥ 30 mm) để làm khung xương. Còn trong trường hợp nền bề mặt không bằng phẳng, gồ gề, có độ nghiêng vượt quá mức cho phép thì nên sử dụng thanh inox hoặc thanh sắt hộp mạ kẽm để dễ dàng điều chỉnh độ cao thấp của khung xương. Đảm bảo khi lát sàn, bề mặt sàn gỗ nhựa có độ nghiêng không quá 3%

Bước 4: Tiến hành lắp ván sàn lên hệ khung xương

  • Lắp ván sàn đầu tiên sát tường (ván sàn nên đặt vuông góc với thanh xương). Sau đó,sử dụng chốt nhựa để khoan cố định ván sàn xuống thanh xương.
  • Lúc này, chốt nhựa còn đóng vai trò là điểm liên kết giữa các ván sàn với nhau.
  • Cứ luân phiên như vậy cho đến khi mặt sàn được lát hoàn chỉnh.

Bước 5: Che mối nối, điểm kết thúc của sàn gỗ nhựa

Để bề mặt sàn gỗ nhựa được hoàn thiện, sau khi đặt các ván sàn lên khung xương, các anh thợ sẽ tiến hành che lấp các mối nối, điểm kết thúc.

  • Sử dụng nẹp V để che điểm kết thúc. Tại vị trí góc vuông, nên sử dụng nẹp V được cắt theo góc 45 độ, và khi ghép 2 thanh nẹp với nhau sẽ tạo một góc vuông hoàn hảo, đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình.
  • Tiến hành cố định nẹp V vào thanh xương, sàn bằng vít inox là đã hoàn thành công trình.

Để được tư vấn chi tiết hơn về sàn gỗ nhựa ngoài trời, anh, chị vui lòng liên hệ : 0936.222.434